Deprecated: Function session_register() is deprecated in /home/thunguye/public_html/functions.php on line 91
Thu Nguyet Personal Site - Nhật ký tác giả
 
T
R
A
N
G
C
H
Thơ Thu Nguyệt
Văn Thu Nguyệt
Nhật ký tác giả
Viết về tác phẩm TN
Phim về Thu Nguyệt
Tác phẩm Đặng Ca Việt
 
 
Giới thiệu
Ai ơi về
ĐỒNG THÁP MƯỜI...
ĐỊA CHỈ
QUÁN CƠM CHAY
QUÁN ĂN CHAY

Quảng Cáo
Khu nghỉ dưỡng & điều trịỊ
THIỀN TÂM
Nhật ký tác giả - Xem nội dung nhật ký
Ghi chép tháng 6/2021

29/6:

Ta ngồi xem gió xua cây

Thấy cây xua gió... tháng ngày hồn nhiên
Vững vàng ta biết ngả nghiêng
Niềm vui cÅ©ng rá»›t, ná»—i phiền cÅ©ng rÆ¡i... 

Xanh mặt đất, xanh vòm trời

Gởi mai sau một chỗ ngồi Thong Dong.
 
 
 

 

19/6:

Vài kỷ niệm NHỎ của thời từ đó mà chúng ta LỚN!

Hội được thành lập vào những ngày chế độ bao cấp còn bao hầu hết các cấp, nên người của Hội ngày đó dù xuất thân từ đâu cũng hổng có ai giàu.

CÁI NÙI GIẼ CŨNG ĐI MƯỢN

Người giàu nhứt Hội ngày đó chắc là anh Vạn, bởi anh là người có được cái nùi giẻ lau phòng ngon lành nhứt cơ quan. Mỗi lần qua mượn anh cái nùi giẽ về lau phòng là mình nhớ đến câu ca dao sang chảnh: “Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi/ Khó đi mượn chén ăn cơm/ Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi!” (sang chảnh ở chỗ có cơm mà không có chén, có rượu mà không có ly, biết đờn mà hổng có cây đờn, mới rặc ri là dân miền Tây Nam bộ!) Phòng tập thể có 3 đứa con gái ngủ lại và 3 đứa con gái ban ngày trú ngụ làm việc mà hổng có được cái nùi giẽ để lau phòng! Sang chảnh đến mức không có được cái quần áo nào cũ rách để làm nùi giẽ?!! Bao cấp, nên cái gì cũng xin nhà nước cấp, từ cây viết, tờ giấy, viên thuốc uống, chai dầu xức cũng xin kinh phí để mua, nhưng đến cái nùi giẽ thì đành thôi vậy! Mà “nhà văn nhà thơ”, con gái lại đi mượn nùi giẽ của con trai hoài cũng kỳ, nên các “nàng thơ” đành chọn phương pháp “văn xuôi” là đợi lúc anh Vạn ngủ trưa thì qua thó nùi giẽ về lau phòng rồi lặng thầm trả lại.

ÁO ẤM MÙA ĐÔNG

Mình được Hội cho đi học trường Viết văn Nguyễn Du ở Hà Nội. Mùa đông lạnh quá mà không có áo ấm! Viết thư về rên siết than thở với mọi người. Cơ quan bèn triệu tập một cuộc họp, đưa ra bàn bạc là có nên sắm cái “áo ấm tập thể” để cho mình ứng trước mặc qua mấy mùa đông, sau khi học xong rồi thì áo ấy thuộc quyền sở hữu chung, ai đi công tác ra vùng lạnh thì thay phiên nhau mặc, bởi vì trong ngân sách nhà nước đâu có khoản nào mua cái áo ấm cho nhân viên! Thương chú sáu Quốc Việt, thời đó cố gắng hết sức để duyệt kinh phí mua cho mình cái áo ấm!

MÓN QUÀ TỎ TÌNH

Hồi mới quen Việt Hải, anh đi làm triễn lãm ở Sài Gòn về, mua tặng mình một món quà hú hồn sang trọng, cả phòng không đứa nào có! Đó là một bịch xà bông giặt đồ, mình săm soi ngắm nó kỹ đến mức phát hiện ra rằng xà bông bột là những viên nhỏ xíu xiu như những cái nhụy hoa, ta nói nó thơm mùi… xà bông hết biết! Mình cảm động quá, nghĩ mãi không biết nói gì cảm ơn, thấy anh vào phòng họp, để đôi dép ở ngoài cửa, mình bèn lấy đem đi chà bằng xà bông bột! Đôi dép lào mòn đến mức tạo hình như nửa cái vầng trăng khuyết ở phần gót chưn, nó dơ đến mức khi chà nó sạch sẽ ra rồi mình mới biết nó vốn là đôi dép có màu vàng!

PHÓNG VIÊN THÌ ĐƯỢC LỰA CÒNG!

Thời nghèo khổ khó khăn như vậy, nhưng báo ra đều đặn và bài viết là phải đi thực tế đàng hoàng chớ hổng có ngồi một chỗ mà phăng. Hồi đó mình viết bài bút ký “Những người canh giữ mùa xuân”, viết về bộ đội là phải leo lên xe GMC đi cùng bộ đội qua Cam-Pu-Chia, ngủ hầm lội suối cùng bộ đội để viết. Còn nhớ lượt về, qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), xe chỉ huy cầm giấy tờ chạy trước, mình và Phước Giang ngồi cùng xe bộ đội theo sau. Khi qua cửa khẩu, vì không có giấy tờ tùy thân nên bị bắt lại, giam luôn! Anh quản lý phòng giam quăng cho hai cô gái một đống còng sắt nghe cái rổn, bảo: “Là phóng viên thì được lựa còng đó, coi cái nào vừa chân thì chọn!”. Mỗi đứa chọn một “size” cho vừa cổ chân để ngủ ngồi một đêm, sáng ngày sau, xe chỉ huy cho người đem giấy tờ quay lại chứng minh mới được ra tù!

Kể sao cho xiết những kỷ niệm vui buồn thời mới thành lập Hội. 35 năm là một quãng thời gian dài, đủ để nhiều người trưởng thành, trở thành… và cũng có nhiều người khuất vắng! Nhưng cuốn kỷ yếu lịch sử của Hội thì sẽ mãi dầy thêm. Mong những trang viết của những hội viên cũng sẽ ngày một đầy đặn, phong phú, vươn tầm, có vị trí đáng nhớ trong vườn văn học.

  

18/6:

Làm cỏ dọn vườn, thấy cái tổ ong lá treo trên cành cây thấp, sợ người khác không biết đi qua lại vướng, nó chích cho mất công gãy kim của nó, bèn nói với chị làm vườn là nên lấy sào khều, "giải tỏa" cái tổ ong đi. Nói xong, làm cỏ một lát rồi vô ngồi nghỉ, đang ngồi rất thảnh thơi hiền lành thì tự dưng nghe một nhát như bị cụ bác sĩ chích lộn lên đầu, đau thấy ông bà ông vãi! Thì ra là một con ong quỉ sứ nào đó bay đến chích nguội! Hổng lẽ nó nghe được mình ra lệnh phá tổ của nó? Ban đầu rờ cái đầu u một cục mà vui, hy vọng nó chích trúng vô cái huyệt... "giác ngộ", biết đâu mình thông minh ra chút, bớt ngu, tu tắt cái cho nó mau! Hahahha....

Nhưng đêm qua nằm không ngủ được vì cái cục u trên đầu đụng vô gối, đau. Quạu! Nghĩ chắc con ong ba trợn, chích nhằm cái huyệt sân si của mình rồi! Sáng mai chúng mày toi với tao!

Sáng ra nhìn cái tổ ong hồn nhiên treo giữa vòm lá xanh trong nắng sớm, tự vò đầu, băn khoăn không xác định được chỗ ong chích là cái huyệt gì! Hahahaaa...

 

 

15/6:

 

"Thời thế tạo anh hùng

Bần cùng sinh đạo tặc"... kkk.... hổng biết mình rơi vào tình huống "anh hùng" hay "đạo tặc"!!!

Sau thời gian kiểm nghiệm, chắc ăn thành công rồi, mình mới nói với chị làm vườn Huong Nguen : "Khà khà... giờ thì nước hồ đã trong vắt! Trong veo như tâm hồn của tui vậy!" Bả cười suýt nữa thì nôn hết bữa ăn sáng!!! Hahaha...

Mơ ước làm được hệ thống xử lý lọc nước hồ mà hơn 3 năm rồi chưa thực hiện được! Mấy tháng trước hỏi giá cả, được báo là khoảng 60 triệu, mình "tiệt dọng", vì không biết dành dụm đến bao giờ mới đủ số tiền đó để làm. Tháng trước vô tình hỏi thăm được giá cái máy bơm và các dụng cụ lọc cơ bản chỉ khoảng hơn 5 triệu, thế là mình và chị làm vườn quyết định tự mần luôn! Kẻ thiết kế, người thi công, hai "bà cụ" bưng bê đào xúc... trộn hồ xây cái "thác nước" với hình con rồng "uốn lượn một cách biếng lười"! Kkk...!!!

Và nước đã chảy rì rào suốt đêm ngày, nước trong leo lẻo, chiều chiều ra ngồi ngó xuống mặt nước có thể đếm được bóng mấy con muỗi bay ngang, rồi bình phẩm con nào có chân dài chân ngắn... Hahaha....

 

9/6:

Sau mưa giông, cây cối hoa cỏ trĩu nước, oằn mình ngã rạp bởi sức nặng của nước đọng lại trên những cành lá già úa không còn đủ cơ chế đẩy trôi nước. Lúc ấy, bạn cầm kéo cắt bỏ đi những bông hoa úa, những chiếc lá sâu, những cành khô mục... Điều tuyệt vời sẽ diễn ra ngay trước mắt bạn: cây cối đang nặng nề quằn quại, sẽ bật dậy, khỏe khoắn vươn lên, bởi chúng đã được cắt đi những cái không cần thiết, bớt những gánh nặng có thể làm chúng sụp ngã gãy đổ! (Sau giông mưa, thật ra cây cối cần những cơn gió nhẹ, để giúp rũ nước đọng trên cây, nhưng cuộc đời đâu rảnh để đấm xong rồi xoa cho bạn. Tự do, an lạc tỉ lệ nghịch với "hành lý" mà bạn mang theo)

Sau những trận mưa, mình hay đội phùn đi cắt tỉa cho vườn, mỗi một cây khỏe khoắn vươn lên, mình lại mỉm cười cám ơn nó.

Bài học tươi rói, cần nói chi nhiều.

 

7/6:

Dạo này, "trốn tìm" đem đến nhiều thú vị ghê! Hổm rày thì bài nhạc "Trốn tìm" của Đen Vâu, tối nào mình cũng mở nghe vài lần trước khi ngủ. Nay thì đọc đi đọc lại tản văn "Trốn tìm" của nhỏ Tư. Kkk... hú hồn là nó không nói xấu gì mình, cũng không vạch ra những phút yếu lòng, bản chất "bầy đàn" như đoạn cuối trong lời bài hát của Đen Vâu "niềm cô đơn của những người trưởng thành, là khi muốn trốn nhưng không ai tìm"...

Thật ra, TRƯỞNG THÀNH thật sự là chẳng thèm trốn và chẳng mong ai tìm.
 
 

‐----‐----------------

Tản văn mới của Nguyễn Ngọc Tư: 'Trốn tìm'

10:08 | Chủ nhật, 06/06/2021 0

Tin tưởng mình sẽ được che giấu hoàn hảo bởi những cơn mưa chừng như bất tận không mùa, con đèo ngoằn ngoèo, đường mòn sũng nước ngang qua những dãy đồi sim mọc rậm, chị trốn vào B’lao. “Vậy là thoát rồi”, chị thở hắt ra khoan khoái duỗi dài người trên nền gạch của căn nhà mới xây trên đồi.

Giờ thì chị sẽ một mình, tuyệt đối một mình. Sự một mình mà chị chờ đợi ngót năm mươi lăm năm. Chừng như chị đã khởi nghĩ về nó, khi một mình nằm trong nôi, chơi với những ngón tay trong bóng tối.

Chị cưu mang cỏ cây. Chị ngồi thiền và lễ Phật hai buổi sớm chiều. Buổi tối chị lén coi hoa quỳnh ngoài vườn đã nở chưa (chị nói sự có mặt của con người nhiều khi khiến cỏ hoa cụt hứng), đỡ lại tổ chim cú mèo trên cây bị giông quật lộn nhào xuống đất. Chị nấu nồi nước xông, ngậm gừng tươi cầm chừng chờ qua trận cúm, cọ lưng vào tay vịn cầu thang đỡ ngứa lưng. An lạc với sự một mình.

Có quá nhiều lý do để bạn bè ganh tị với chị. Họ không có được chỗ trốn hoàn hảo kiểu vậy, một nơi chốn đủ xa để con cái không ghé qua dựa dẫm, chúng khó mà ăn ké bữa cơm, đưa con tới nhờ chăn giữ, hay nhờ nấu giùm vài món nhắm, nhưng cũng đủ gần để duy trì mối quan hệ mẹ - con. Họ cũng chẳng đủ kiên trì gầy dựng một cuộc chạy trốn nhen lên từ vài chục năm trước, khi bà mẹ bắt đầu nói với lũ con mình, “về sau má đi sống mình riêng”. Câu đó phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nuôi giấu âm ỉ một chuyến đi tìm tự do, mỗi lần lời ra góp một chút dũng khí cho cuộc trốn chạy, và với những đứa con, là một lần cứa dao vào sợi dây bện bằng thép vốn buộc chặt người mẹ vào chúng.

Đó là cuộc chạy trốn được báo trước. Chuẩn bị cho tương lai không có mình trong đời sống của những đứa con, chị dạy chúng cách cầm máu khi đứt tay, cách rửa cá sao cho thịt thơm dai, cách giấu nỗi buồn cho đừng ai nhìn thấy, khóc một mình, đi tìm niềm vui trong nội tại mà chẳng cần phụ thuộc nào ai. Bằng sự nhẫn nại của một người học thiền định, chị dạy chúng từng thứ một, và đám nhỏ không biết rằng mình được tiêm liều vắc xin đề kháng với những khoảng trống không có thứ chi lấp đầy.

Chỉ có một thỏa hiệp nhỏ, bầy con sẽ tìm thấy chị vào mỗi cuối tuần, sau một chặng xe đò xuyên thủng bức tường mưa. Chị nhượng bộ với việc bị tụi nó tóm gọn, như quen với sự thật rằng chỉ có một cách để bà mẹ trốn thoát khỏi những đứa con mình. Cái chết, đó không phải là cách mà chị muốn.

Chỉ là, một vài trưa thứ Bảy, nghe tiếng xe dừng lao xao nơi đầu dốc, chị chợt không phân biệt được cảm giác của mình ngay khoảnh khắc đó, là thất vọng hay vui mừng được tìm thấy.

Nguyễn Ngọc Tư

https://nguoidothi.net.vn/tan-van-moi-cua-nguyen-ngoc-tu...

5/6:

Bôn ba xuôi ngược nửa đời

Về già ngồi ngó cá bơi trong hồ!

Làm cá kiểng, bơi cỡ nào, kiểu gì cũng loanh quanh trong hồ thôi. Ủa, nếu không loanh quanh trong hồ, thử cho mấy chú ra sông, ra biển cái coi?

Ngắm cá thì ngắm, bày đặt ngẫm nghĩ lung tung. Hiểu vì sao con cá nó khỏe dù bơi lội suốt đời: bởi vì nó có "não cá"! K,,

 

 
 
 
3/6:

Đang phấn đấu trở thành hộ "cận tu" (tương đương hộ cận nghèo) thì chúng nó kéo cả bầu đoàn lên. Nhìn chúng mang theo cả đàn, sáo, côn gậy... là mình biết phen này chúng sẽ lưu trú lại đây lâu, mình nguy cơ có thể trở thành hộ "thoát tu" rồi!!! (giá mà trở thành hộ thoát nghèo thì hay biết mấy!)

Quả vậy! Cả tháng nay vườn thiền ran tiếng trẻ con, tiếng đàn sáo... Ôi thôi... ta nói nó nhân gian ầm ĩ! Nhiều khi ngồi ngó cả đàn con cháu, mình nghĩ cái này là "nghiệp đuổi" nè! Trốn đâu cho khỏi!

Thôi, chỉ còn mong mùa dịch qua mau, phố trở về phố, trả rừng cho núi, để vườn thiền lại cần cù phấn đấu trở thành hộ "cận tu"!!! Hahaha...

Video mẹ tập đờn, con vỗ tay! (Mẹ thì lang thang "thập lý đào hoa" nơi nào, bỏ con ngồi cù bơ cù bất mà vẫn vỗ tay! Kkk...)

 


Các bài nhật ký khác:
Ghi chép tháng 9/2021 11.10.2021 03:50
Ghi chép tháng 8/2021 05.08.2021 08:19
Ghi chép tháng 7/2021 05.08.2021 08:19
Ghi chép tháng 6/2021 05.08.2021 08:18
Ghi chép tháng 5/2021 05.08.2021 08:18
Ghi chép tháng 4/2021 05.08.2021 08:18
Ghi chép tháng 3/2021 05.08.2021 08:17
Ghi chép tháng 2/2021 05.08.2021 08:17
Ghi chép tháng 1/2021 05.08.2021 08:16
Ghi chép tháng 12/2020 05.08.2021 08:16
Ghi chép tháng 11/2020 05.08.2021 08:16
Ghi chép tháng 10/2020 05.08.2021 08:15
Ghi chép tháng 9/2020 05.08.2021 08:15
Ghi chép tháng 8/2020 05.08.2021 08:14
Ghi chép tháng 7/2020 22.08.2020 06:46
Trang 1/5[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] »

 
 
Thông tin sáng tác
Thư viện văn
Thư viện thơ
Tìm hiểu Phật giáo
Ý kiến bạn đọc
Thông tin từ thiện
L
I
Ê
N
H

T
G
 
Links đọc web
Tuổi trẻ
Hội nhà văn VN
Vnexpress
VTV
HTV
Tuổi trẻ Cười
Đồng Tháp
Dưỡng sinh
Web tìm kiếm Google
THƯ VIỆN HOA SEN
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THIỀN TÔNG VIỆTNAM
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
BÁO GIÁC NGỘ
QUẢNG ĐỨC
BUDDHA SASANA
LOTUSMEDIA
PG NGUYÊN THỦY
DIỆU PHÁP ÂM
RỪNG THIỀN ĐẠT MA
PHÁP TẠNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NI GIOI NGAY NAY
PHÁP VÂN
SUỐI TỪ
TRUNG TÂM HỘ TÔNG
 
© by Thu Nguyet - All rights reserved.
Designed and developed by Nicestyle Co., Ltd.