Deprecated: Function session_register() is deprecated in /home/thunguye/public_html/functions.php on line 91
Thu Nguyet Personal Site - Nhật ký tác giả
 
T
R
A
N
G
C
H
Thơ Thu Nguyệt
Văn Thu Nguyệt
Nhật ký tác giả
Viết về tác phẩm TN
Phim về Thu Nguyệt
Tác phẩm Đặng Ca Việt
 
 
Giới thiệu
Ai ơi về
ĐỒNG THÁP MƯỜI...
ĐỊA CHỈ
QUÁN CƠM CHAY
QUÁN ĂN CHAY

Quảng Cáo
Khu nghỉ dưỡng & điều trịỊ
THIỀN TÂM
Nhật ký tác giả - Xem nội dung nhật ký
Ghi chép tháng 1/2021

31/1:

Làm chơi cái tiểu cảnh: một khu làng linh tinh với những ngôi nhà nhỏ xíu bằng gốm. Vui nhất là có hình ảnh hai người đánh cờ, một ông thì khom lưng đi tới đi lui huênh hoang hí hửng, một ông ngồi điềm đạm ung dung, gợi nhớ câu chuyện thiền sư Phật Ấn và nhà thơ nổi tiếng Tô Đông Pha. Cha Pha là nhà thơ giỏi, có làm quan chút đỉnh nên thỉnh thoảng cũng có tí nghinh ngang. Chơi thân với thiền sư Phật Ấn, bố Pha lâu lâu cũng ra vẻ “ngộ” hơn bạn. Bữa ổng làm được bài thơ hay, có đề cập đến vấn đề “bát phong xuy bất động” trong Phật giáo (8 ngọn gió thổi không lay) bèn sai người đem khoe với thiền sư. Thiền sư đọc thơ biết tỏng là bài thơ ổng viết do tài làm thơ, văn hay chữ tốt thôi chớ thật sự thì chẳng thấu sâu Phật pháp, bèn phê vào hai chữ: “Phóng thí” (tức là đánh rắm!). Ông Pha biết, tức nghẹn, bèn phóng liền qua sông, đến gặp thiền sư để hỏi tại sao dám chê bài thơ tuyệt tác của ổng thúi hoắc! Thiền sư nhẹ tưng cười: Ông nói là 8 ngọn gió thổi không lay động, sao chỉ có chút xíu gió của cái rắm mà đã thổi ông bay qua sông tới đây rồi?! Ông Pha ngẩn tò te, hiểu ra mình thiệt là ẹ.

Hihi… mình để cái tượng này, ngày ngày dòm ngắm, nhớ ngưỡng tiền bối Tô Đông Pha, và tự răn nhắc nhở mình, chớ có dùng văn hay chữ tốt, giả giọng thiền sư, cao ngạo với đời…

Mà đời, gió tạt tứ phương! Nhất là ngọn gió thứ 3 (*) trên FB, nhiều khi né không kịp. Nên để “tránh gió” mà vẫn ung dung vui vẻ với đời thì chỉ cần nhẹ nhàng ấn phím “delete”, chớ có quan tâm tranh luận, giải thích chứng minh... làm gì, rồi quên đi là phẻ nhứt!
 

-------------------

(*): 8 ngọn gió là:

1-Lợi (lợi lộc)

2-Suy (hao tổn)

3-Hủy (chê bai chỉ trích)

4-Dự (gián tiếp khen ngợi)

5-Xưng (trực tiếp ca tụng)

6-Cơ (dựng sự việc giả để nói xấu)

7-Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não)

8-Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan)

 

30/1:

Hình ảnh hiếm thấy!

(không dành cho người sở hữu nhiều nỗi sợ...)

Ngài rắn lí lắc nào đó đã rất chảnh, muốn lưu lại một giai đoạn trưởng thành ngoạn mục của mình, nên khi lột da đã chọn một vị trí thiệt ngạo nghễ, và hoàn thiện kỹ thuật một cách xuất sắc, để bộ da còn nguyên vẹn, đẹp vô đối, treo phất phới như một dãi lụa vô cùng ảo diệu!

Chọn đâu không chọn, lựa ngay cái cửa chính, ngay đầu hồi, đã thế còn luồn vào nguồn dây điện một cách khéo léo như làm xiếc! Mình ngồi ngắm mãi, hổng lẽ kêu rắn ơi, mày ra đây tao lạy mày cái!

Hồi mới về khu đồi còn vài chú rắn. Những con rắn không độc thường nhanh nhẹn và nhát người, nhưng những ngài rắn độc thì chậm chạm và chẳng sợ ai. Có những khi mình đi sau đuôi nó, mình đi thì nó bò, mình ngừng thì nó dừng lại, rất ung dung tự tại.

Rồi chúng biến đi, thưa dần, lâu rồi mình không nhìn thấy con nào nữa, có lẽ một phần vì mình nguyện mong chúng đừng náu ở đây, gây sợ hãi cho mọi người. Hơn năm nay, không thấy những con bìm bịp đi loanh quanh khu đồi như trước nữa là mình biết rắn đã sơ tán gần hết khỏi nơi này. Haha… vậy mà đêm qua, một chú tinh nghịch nào đó lại về treo bộ quần áo tòn teng cái chơi!

Mà tụi muông thú ở đây cũng lạ! Rừng rú mênh mông, cây cối đầy ra đó, nhưng chúng cứ lựa ngay cửa nhà tui mà làm tổ. Hết nhà chim này đến nhà chim khác, tắc kè và sóc, kể cả ong các loại, về làm tổ ngay trên trần tường phòng khách mới gọi là cà chớn vô phương! Và rồi đến rắn cũng về ngay cửa để thoát xác lột da. Thiệt chúng chẳng coi mình ra cái thá gì nữa!!!

Ảnh 1: Ngay đầu hồi là tổ chim cũ, chú rắn về lột xác bên cạnh tổ chim cho ấm! kkk…

Bạn nào sợ rắn thì đừng xem, và đừng còm những lời sợ hãi vào đây. Thêm một lời nhắn cho những ai còn ôm trong người quá nhiều nỗi sợ: Khi nào bạn còn nhiều nỗi sợ là bạn còn nhiều nỗi khổ. Loại bỏ 1 nỗi sợ là bạn tiến gần đến tự do thoải mái 1 bước. Hạnh phúc thật sự chỉ đến với người ít nỗi sợ nhất – kể cả nỗi sợ mình không hạnh phúc!

 

https://www.facebook.com/1383266102/videos/pcb.10218941078342955/10218941045262128

 

29/1:

Cần gì sông biển mênh mông

Hồ con bơi nhỡn vòng vòng cũng vui.

Có nước là có cả trời

Bóng soi thế giới muôn nơi bốn mùa...

Mặc đời được mất hơn thua

Một vòng sóng nhỏ cũng vừa tỏa lan...

 

 

27/1:

Làm cái nhà vách bằng đất, tưởng đơn giản, ai ngờ công phu tỉ mẩn gì đâu. Nghĩ loài người xưa chắc khởi thuỷ ở hang rồi dần dần tự làm nơi trú ngụ... Ban đầu chắc một số tộc người cũng làm nhà bằng đất. Bây giờ sau bao thời gian, phát triển, hiện đại đủ thứ... lại có lúc quay về thích nhà đất như xưa...
 
 
 
 
 
 
  

(video: Hồi xưa thời chế độ mẫu hệ, hổng biết đàn ông hay phụ nữ đắp đất xây nhà, bây giờ con gái cũng đắp tường đất ngon lành nha nha...)

https://www.facebook.com/1383266102/videos/pcb.10218913846222169/10218913840782033

 

18/1:
Văn nghệ Ngày thong dong

https://www.facebook.com/thunguyetvn/posts/10218837104223667

 

12/1:

Nắng đẹp chiều đông. Có cái chỗ ngồi đốt lửa chơi thôi mà lâu lâu lại chăm chút điệu đàng như vậy. Mỗi lần ngồi vẽ cát, lại nhớ câu ca dao: "Dã tràng se cát biển đông/ Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì!". Con người thiệt cà chớn! Tự dưng gán vào sự tích con dã tràng, oan ức cho con nhỏ, nó rảnh đâu mà se cát lấp biển, nó lọc cát tìm thức ăn mà để lại những viên cát đẹp vậy, đáng lẽ phải khen ngợi nó mới phải, đằng này lại gán ghép chê bai nó! Đúng là suy bụng ta ra bụng... dã tràng! kkk...

 
 
 
 9/1:

Khoảnh khắc tuyệt vời trong ngày là “ngắm trăng buổi sáng”. Ở vườn thiền, sau giác ngồi thiền trên những tảng đá thạch anh ngoài trời, mình trải toạ cụ nằm vắt chân trên đá, ngóng ngó lên bầu trời sáng sớm ánh lên những tia nắng đầu tiên, rình mấy cánh chim bay lấp loáng qua bầu trời mỗi ngày một vẻ đẹp khác nhau. Trải nghiệm mới thấy rằng khi ta ngồi hay đứng ngước nhìn lên bầu trời rất khác khi ta nằm ngắm trời. Vũ trụ mênh mông mang lại cảm giác thật lạ, khi mắt ta chỉ tràn một bầu trời trong vắt hay mây trãi ra tầng tầng lớp lớp. Thanh thản tinh tế thấy mình là một phần của tự nhiên, liên thông và thể nhập.

Nếu có thể, bạn hãy thử một buổi sáng nằm nhìn lên bầu trời, nhất là những hôm có trăng ban sáng, bạn sẽ thấy nhẹ nhàng thanh thản biết bao…

Và tràn đầy năng lượng cho một ngày mới trong cuộc đời.

 
 
 
 

6/1:

Lên chùa ta nhặt vài bông sứ

Thấy cánh phù dung rụng xuống đời!

Hồi xưa mình viết hai câu thơ như vậy! Lụm bông sứ mà thấy bông phù dung, lãng xẹt luôn! Haha... Đọc hết bài thơ và phải có kiến thức địa lý lịch sử mới hiểu, thì ra là lụm bông sứ trong chùa Phù Dung ở Hà Tiên. Hihihi...

Cây phù dung vườn thiền đẹp quá! Đi vô Ä‘i ra cứ ghé lại theo dõi từng giờ màu sắc cá»§a hoa. 
 
 



 
 
 
 
 
 
 

Các bài nhật ký khác:
Ghi chép tháng 9/2021 11.10.2021 03:50
Ghi chép tháng 8/2021 05.08.2021 08:19
Ghi chép tháng 7/2021 05.08.2021 08:19
Ghi chép tháng 6/2021 05.08.2021 08:18
Ghi chép tháng 5/2021 05.08.2021 08:18
Ghi chép tháng 4/2021 05.08.2021 08:18
Ghi chép tháng 3/2021 05.08.2021 08:17
Ghi chép tháng 2/2021 05.08.2021 08:17
Ghi chép tháng 1/2021 05.08.2021 08:16
Ghi chép tháng 12/2020 05.08.2021 08:16
Ghi chép tháng 11/2020 05.08.2021 08:16
Ghi chép tháng 10/2020 05.08.2021 08:15
Ghi chép tháng 9/2020 05.08.2021 08:15
Ghi chép tháng 8/2020 05.08.2021 08:14
Ghi chép tháng 7/2020 22.08.2020 06:46
Trang 1/5[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] »

 
 
Thông tin sáng tác
Thư viện văn
Thư viện thơ
Tìm hiểu Phật giáo
Ý kiến bạn đọc
Thông tin từ thiện
L
I
Ê
N
H

T
G
 
Links đọc web
Tuổi trẻ
Hội nhà văn VN
Vnexpress
VTV
HTV
Tuổi trẻ Cười
Đồng Tháp
Dưỡng sinh
Web tìm kiếm Google
THƯ VIỆN HOA SEN
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THIỀN TÔNG VIỆTNAM
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
BÁO GIÁC NGỘ
QUẢNG ĐỨC
BUDDHA SASANA
LOTUSMEDIA
PG NGUYÊN THỦY
DIỆU PHÁP ÂM
RỪNG THIỀN ĐẠT MA
PHÁP TẠNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NI GIOI NGAY NAY
PHÁP VÂN
SUỐI TỪ
TRUNG TÂM HỘ TÔNG
 
© by Thu Nguyet - All rights reserved.
Designed and developed by Nicestyle Co., Ltd.