Deprecated: Function session_register() is deprecated in /home/thunguye/public_html/functions.php on line 91
Thu Nguyet Personal Site - Văn Thu Nguyệt
 
T
R
A
N
G
C
H
Thơ Thu Nguyệt
Văn Thu Nguyệt
Nhật ký tác giả
Viết về tác phẩm TN
Phim về Thu Nguyệt
Tác phẩm Đặng Ca Việt
 
 
Giới thiệu
Ai ơi về
ĐỒNG THÁP MƯỜI...
ĐỊA CHỈ
QUÁN CƠM CHAY
QUÁN ĂN CHAY

Quảng Cáo
Khu nghỉ dưỡng & điều trịỊ
THIỀN TÂM
Văn Thu Nguyệt - TẢN VÄ‚N
Ăn bông

                                          Ăn bông

Khởi thủy, không biết con người cổ đại lãng mạn nào đã làm cái cái việc “siêu lãng mạn” là ăn bông, để rồi từ đó tới nay, con người ngoài việc ngắm hoa còn biết ăn bông nữa.

Thiên nhiên vùng Đồng bằng Nam bộ nổi tiếng với mùa nước nổi, và kèm theo đó là những đặc sản mà chỉ có mùa nước nổi mới “nổi” lên; kể không xiết, chỉ tạm “chưng” ra khoe hai cái “nổi” rất sang trọng mà bình dân đặc sắc vô cùng, đó là bông súng và bông điên điển.

Đây là nói cái bông súng đồng, (bông súng cơm và bông súng ma…) chớ không phải cái bông súng cảnh đủ kiểu mà người ta trồng trong ao hầm và cắt bán bốn mùa ở chợ; để khi vào bất cứ cái quán lẩu thủy hải sản nào nơi phố thị, người ta cũng thấy nằm lỏi chỏi trong dĩa rau sống là mấy khúc bông súng tím tái cứng ngắc cứng ngơ, ráng tỏ ra hồn vía dân dã quê mùa mà dòm rặc ròng phố phường đô hội!

Cây bông súng đồng thì ngoài cái đồng ra đố ai trồng được. Chỉ khi mùa nước nổi dâng lên, chính những giòng nước đầy ắp phù sa líu ríu chảy qua đồng mới kêu thức dậy những mầm bông nhô lên mừng nước. Nước càng cao, thân bông súng càng dài, càng mềm múp mụp. Gọi là ăn bông súng cho…thơ mộng, chớ thiệt ra người ta ăn cái cọng bông súng thôi; cái bông ăn cũng được nhưng chỉ để ăn chơi, không chế biến thành món ăn no được. Mua hoặc nhổ một lọn, một bó bông súng về, quăng cái bẹp lên sàn nước, việc đầu tiên là ngắt cả chùm bông đẹp thấy thương liệng xuống mương, trả nó về cho nước, rồi sau đó là ngắt từng đoạn và tướt bỏ lớp vỏ cọng bông súng. Bỏ lớp vỏ áo bên ngoài rồi thì cọng bông súng mềm và mướt mịn thấy ngon! Cọng bông súng ngắt khúc dài cỡ con cá linh, nấu canh chua với cá linh – hai thứ này chỉ hẹn nhau có mặt vào mùa nước nổi – chưa ăn đã thấy ngon con mắt, bởi sự hài hòa hình thể. Đừng có thêm lá huế, ngò om… gì hết, những lá rau nêm đủ thứ ấy làm lộn xộn mùi nhau; chỉ nên độc một hương vị rau tần dày lá, cho thật nhiều vô nồi canh sôi trào với trái me tươi nấu chung đang nứt vỏ là nó ngon tới bến luôn!

Bông điên điển thì đích thị là chỉ ăn cái bông thôi. Những chòm điên điển vàng rực góc trời, bơi xuồng từ xa đã thấy nó chấp chới như reo vui mời gọi. Bông điên điển đẹp như hoa lan vũ nữ. Cả một rừng “vũ nữ” óng ánh cao sang rợp trời như vậy trên đồng nước, thiệt là hào phóng cái đẹp trời cho. Không biết ngày xưa ông dượng nào đã phát hiện ra bông điên điển là ăn được. Có lẽ vì cái bông điên điển không có mùi thơm quí phái như các loài hoa; bông điên điển khiêm tốn thơm mùi cỏ, mùi nước nấu củi bốc hơi, mùi bả trà mới đổ ra từ ấm tích. Mùi thơm bình dị ấy cộng với cái vị lạt dễ hòa đồng, nên bông điển dễ dàng “chung món” với nhiều thứ khác: bông điên điển làm nhưn bánh xèo, bông điên điển chấm mắm kho… (Món này nhìn hơi bị “vùi hoa dập liễu” bởi những cánh hoa mong manh vàng thanh khiết như vậy mà phải bị “nhận chìm” trong cái màu mắm nâu đen như nước sình bùn! Ngó vậy nhưng không phải vậy, bởi như đã nói, vị lạt của bông điên điển là rất dễ hòa đồng, có bông điên điển, món mắm kho đậm đà trở nên dịu hẳn, và cái hồn thanh tao của bông điên điển càng được vị giác cảm rất sâu). Độc đáo nhất là món bông điên điển xào tép rong, tép cỏ. (Cũng hàng tôm tép mà đem bông điên điển xào với tôm sú, tôm càng là nó “chảnh” với nhau!) Cái bông điên điển khi còn búp cũng nhỏ như con tép, đem xào chung thì miếng nào cũng vàng, cũng giòn, cũng ngọt như nhau. Gắp một đũa phải nhờ chút cái cuống bông còn lại như cọng chỉ rối để gom vào, không làm rớt rơi mớ tép. Ăn bông điên điển với tép rong xào là phải nâng cao tay nghề gắp đũa cho điêu luyện; đừng gắp toàn tép hay toàn bông, bởi cái mềm của bông đở lấy cái giòn của vỏ tép mới tạo nên cái sự ngon… hết từ để tả!

“Mùa nào thức nấy” đừng có cãi cái câu đúc kết “mòn răng” của ông bà. Mỗi năm một mùa nước nổi, đi đâu về đâu, lê la xuôi ngược nơi nào, cũng hãy ráng nhớ về quê mà ăn bông súng, bông điển điển; để hương vị đặc sắc nhớ đời ấy bốn mùa nở mãi trong cái chỗ gần... bao tử là... trái tim ta.

 bông điên điển

bông súng

Ảnh: Võ Đắc Danh


Các bài khác cùng chủ đề:
 
 
Thông tin sáng tác
Thư viện văn
Thư viện thơ
Tìm hiểu Phật giáo
Ý kiến bạn đọc
Thông tin từ thiện
L
I
Ê
N
H

T
G
 
Links đọc web
Tuổi trẻ
Hội nhà văn VN
Vnexpress
VTV
HTV
Tuổi trẻ Cười
Đồng Tháp
Dưỡng sinh
Web tìm kiếm Google
THƯ VIỆN HOA SEN
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THIỀN TÔNG VIỆTNAM
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
BÁO GIÁC NGỘ
QUẢNG ĐỨC
BUDDHA SASANA
LOTUSMEDIA
PG NGUYÊN THỦY
DIỆU PHÁP ÂM
RỪNG THIỀN ĐẠT MA
PHÁP TẠNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NI GIOI NGAY NAY
PHÁP VÂN
SUỐI TỪ
TRUNG TÂM HỘ TÔNG
 
© by Thu Nguyet - All rights reserved.
Designed and developed by Nicestyle Co., Ltd.