Deprecated: Function session_register() is deprecated in /home/thunguye/public_html/functions.php on line 91
Thu Nguyet Personal Site - Văn Thu Nguyệt
 
T
R
A
N
G
C
H
Thơ Thu Nguyệt
Văn Thu Nguyệt
Nhật ký tác giả
Viết về tác phẩm TN
Phim về Thu Nguyệt
Tác phẩm Đặng Ca Việt
 
 
Giới thiệu
Ai ơi về
ĐỒNG THÁP MƯỜI...
ĐỊA CHỈ
QUÁN CƠM CHAY
QUÁN ĂN CHAY

Quảng Cáo
Khu nghỉ dưỡng & điều trịỊ
THIỀN TÂM
Văn Thu Nguyệt - Ý KIẾN
Cảm xúc thăng hoa thì thành triết lý



Nhà thơ Thu Nguyệt:

“Cảm xúc thăng hoa thì thành triết lý…”

 Theo mùa-  tập thÆ¡ má»›i nhất cá»§a chị mang đậm chất triết lý, chị sẽ tiếp tục viết theo hướng đó?

Không thể biết trước, không thể hoạch định cho ngòi bút của mình, bởi cuộc sống và nhận thức của ta không ngoan ngoãn, đứng yên một chỗ. Tôi không toan tính làm thơ triết lý hay bản cảm. Tùy từng lúc, tôi cảm nhận về mọi sự như thế nào thì viết ra thế ấy.

Trong hoàn cảnh nào, chị đã nói “Hình như nhân loại quá buồn/ Ai cũng tiến tới mà luôn thụt lùi” (trong tập “Theo mùa”)?

Trong “hoàn cảnh” tương tự như thế này nè! (cười…) Ví như có cuộc phỏng vấn này hay không thì thơ tôi cũng không hay hơn hoặc dở hơn nó vốn đã. Ta đi vòng vòng, phân tích lung tung, khen chê ầm ĩ, tốn hao giấy mực, công sức, thời gian… tưởng là có thể đánh bóng hay bôi nhám nó đi, rốt cuộc rồi thì nó vẫn ra… chính nó. Nếu tôi được khen thì tôi tưởng là mình ngon (đang “tiến tới”) nếu tôi bị chê thì một số người khác tưởng họ ngon. Rốt cuộc rồi thì vì tưởng thế nên ai cũng bị “thụt lùi” hết mà không biết!!! Thật ra,  (thôi cười) rất nhiều khi tôi tự hỏi: Không biết cuộc sống của con người hiện đại ngày nay so với con người nguyên thủy ngày xưa thực chất cái nào tốt hơn? Người ta phát minh ra biết bao phương tiện hỗ trợ sức lao động mà con người ngày càng tất bật; người ta phá hoại thiên nhiên để rồi vật vã đi “tìm lại thiên nhiên”. Chúng ta đã trót leo lên lưng (cọp) hiện đại, và bây giờ chúng ta buộc phải tiếp tục ngày càng “hiện đại” hơn nữa. Phá vỡ đến tột cùng để đạt đến cái… hoàn nguyên!

Cảm xúc là khoảnh khắc một đi không trở lại, còn tính triết lý là một sự suy nghiệm. Trong những tập thơ sau này, chị đã dung hòa hai yếu tố đó như thế nào? Chị có cho rằng nếu làm thơ nghiêng về triết lý thì yếu tố cảm xúc sẽ nhẹ đi?

Theo tôi, cảm xúc thăng hoa thì thành triết lý và ngược lại triết lý thăng hoa thì đem đến cảm xúc. Không trái ngược nhau nên chẳng cần có sự dung hòa nào ở đây. Chỉ có điều nếu cảm xúc chưa tới thì không thành triết lý và ngược lại nếu triết lý tào lao thì không thể đem đến cảm xúc thú vị cho ai.

Tinh thần Phật giáo có phải là nền tảng của tính triết lý trong thơ Thu Nguyệt giai đoạn sau này?

Tôi nghĩ thơ mình chưa đạt đến cái gọi là triết lý. Chỉ mới là một sự “vỡ lẽ” chút chút mà thôi. Ví như một cái cây sống lâu năm, nhờ dài lên một chút mà nhìn thấy rộng hơn một chút. Mới dòm thấy bên ngoài sự vật thì chưa phải là triết lý, khi nào nhìn thấy rồi tìm lời lý giải, rồi tổng kết, rút ra… này nọ thì đó mới là triết lý. Mà cái cây tôi thì không tính chuyện làm việc ấy, tôi chỉ muốn mỗi ngày hứng sương đở nắng, ra lá kết hoa. Nếu có người đi qua nấp nhờ bóng mát, hít chút hương hoa, tỏ lòng cám ơn, thì tôi cũng tự biết rằng bóng mát, hương hoa không phải nhờ tôi mới có. Để rồi khi không còn lá hoa được nữa thì dẫu người đời có đem khắc thành tượng Phật hay đẽo gọt làm ghế để ngồi tôi cũng từng thớ gỗ bình yên, không hân hoan cũng không phiền não. Và, hình như đó là tinh thần Phật giáo.

Tinh thần Phật giáo đã giúp chị vượt qua nhiều bất trắc trong cuộc sống?

Đúng vậy. Và không chỉ là đã giúp tôi vượt qua những bất trắc đời thường như nhiều người vẫn nghĩ. Hoàn cảnh không vui của tôi chẳng đáng là bao so với cuộc đời rộng lớn này. Rất nhiều người còn thê thảm hơn tôi nhưng họ vẫn vượt qua được mà không nhờ đến tinh thần Phật giáo. Phật pháp không chỉ giúp tôi trụ vững  trước sóng gió mà còn giúp tôi nhìn thấy được sông biển mênh mông, biết mình đang ở đâu và phải chèo chống thế nào.

Tâm hồn thi sĩ Thu Nguyệt đã chuyển biến như the nào từ tập thơ đầu tiên: “Điều thật” đến tập thơ  thứ 5: “Theo mùa”?

Cũng bình thường thôi. Tôi không có những bước đột phá. Nếu có gì khác trước thì cũng là sự bộc lộ sắc nét từ những tiềm ẩn đã có.

Thần tượng của chị trong cuộc sống, thơ ca là ai?

Thần tượng của tôi là những vị thiền sư. Trong thơ ca, tôi thích hai nhà thơ họ Nguyễn: Nguyễn Bính và Nguyễn Duy.

Chị vừa trải qua một chuyến đi đến thăm đền Angkor Wat. Chị ấn tượng sâu đậm nhất điều gì sau chuyến đi?

Có thể tóm tắt bằng câu thơ của Trần Đăng Khoa:

Cái còn thì vẫn còn nguyên

Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan.

Xin cám ơn và chúc chị luôn vững vàng để đồng hành cùng “thần tượng” của mình.

                                                   Trọng Nhiên (thá»±c hiện)

                                               (Báo Lâm Đồng. ngày 1-12-2006)

 


Các bài khác cùng chủ đề:
 
 
Thông tin sáng tác
Thư viện văn
Thư viện thơ
Tìm hiểu Phật giáo
Ý kiến bạn đọc
Thông tin từ thiện
L
I
Ê
N
H

T
G
 
Links đọc web
Tuổi trẻ
Hội nhà văn VN
Vnexpress
VTV
HTV
Tuổi trẻ Cười
Đồng Tháp
Dưỡng sinh
Web tìm kiếm Google
THƯ VIỆN HOA SEN
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THIỀN TÔNG VIỆTNAM
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
BÁO GIÁC NGỘ
QUẢNG ĐỨC
BUDDHA SASANA
LOTUSMEDIA
PG NGUYÊN THỦY
DIỆU PHÁP ÂM
RỪNG THIỀN ĐẠT MA
PHÁP TẠNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NI GIOI NGAY NAY
PHÁP VÂN
SUỐI TỪ
TRUNG TÂM HỘ TÔNG
 
© by Thu Nguyet - All rights reserved.
Designed and developed by Nicestyle Co., Ltd.