Deprecated: Function session_register() is deprecated in /home/thunguye/public_html/functions.php on line 91
Thu Nguyet Personal Site - Văn Thu Nguyệt
 
T
R
A
N
G
C
H
Thơ Thu Nguyệt
Văn Thu Nguyệt
Nhật ký tác giả
Viết về tác phẩm TN
Phim về Thu Nguyệt
Tác phẩm Đặng Ca Việt
 
 
Giới thiệu
Ai ơi về
ĐỒNG THÁP MƯỜI...
ĐỊA CHỈ
QUÁN CƠM CHAY
QUÁN ĂN CHAY

Quảng Cáo
Khu nghỉ dưỡng & điều trịỊ
THIỀN TÂM
Văn Thu Nguyệt - Ý KIẾN
Ta cầm chữ Hiếu lay hoay...
Trao đổi với nhà thơ Thu Nguyệt
"Ta cầm chữ Hiếu lay hoay"...
 
                                  Long Hoa thực hiện

. Chị có thể cho biết đôi điều về mình?

 

-Nhà thơ Thu Nguyệt:Tôi sinh ra và lớn lên trong một làng quê nghèo khó và thất học. Hồi nhỏ tôi rất thích được theo má đi chợ, không phải để có quà bánh, mà chỉ để lụm những mẫu giấy báo người ta vứt đi để đọc. Ngày ấy, người dân quê tôi thường dùng lá chuối hay lá sen để gói hàng, nên lụm được vài tờ giấy vụn có chữ - bất cứ sách báo gì - thì tôi đã sướng lắm rồi, bởi tôi khao khát được đọc chữ. Tuổi thơ tôi, có một quyển sách là điều tuyệt vời nhất...

. Trong điều kiện như vậy, sao chị lại có thể trở thành một nhà thơ?

- Má tôi là một người rất yêu thơ. Nghe đâu ông ngoại tôi ngày xưa thường tổ chức những cuộc hội thơ. Má tôi thường hay ru tôi bằng những truyện thơ; từ Truyện Kiều (không chỉ bản của Nguyễn Du mà còn có bản khác nữa, nhưng đến giờ tôi vẫn không biết tác giả là ai), Lục Vân Tiên, những truyện thơ khác...và có cả Lược sử Đức Phật Thích Ca bằng thơ nữa! Tôi còn nhớ những câu rất lạ như:

"...Bên Ấn Độ thành Ca Tì La Vệ/ Có đức vua Tịnh Phạn nhân từ/ Khắp thần dân lac nghiệp an cư/ Trên chúa thẳng tôi ngay phó tá/ Đức hoàng hậu Ma Da nho nhã/ Sắc đẹp dường ngọc thốt hoa cười/ Một hôm kia vẻ mặt vui tươi/ Đến trước bệ tâu cùng thánh thượng..."

. Vậy là tâm hồn thơ của chị được truyền từ người mẹ, thế sao trong thơ chị hình ảnh người cha clại được nhắc đến nhiều hơn?

- Má tôi mất sớm. Ba tôi là hình ảnh người nông dân Nam Bộ rất độc đáo. Ba tôi là thần tượng, là tấm gương, là niềm yêu kính nhất đời của tôi.

. Ba chị cũng là một Phật tử?

- Làng tôi rất ít người qui y Phật dù hầu như nhà nào cũng thờ tượng, ảnh Phật hoặc Bồ Tát. Mọi người hiểu về đạo Phật một cách rất mù mờ. Nếu hỏi thì hầu như ai cũng bảo là mình theo đạo Phật, nhưng ít có ai là một Phật tử đúng nghĩa cả! Có lẽ đó cũng là một điều phổ biến, nét đặc thù của đời sống tâm linh con người Việt Nam .

. Chị quan niệm thế nào về những thuận lợi và trở ngại trong công việc, trong cuộc sống - theo tinh thần Phật giáo?

- Quan niệm về những thuận lợi cũng như trở ngại trong cuộc sống theo tinh thần Phật giáo thì...chắc có lẽ bất cứ một người nào có hiểu biết đôi chút về đạo Phật cũng đều rõ cả. Tôi có thể nói về quan điểm của tôi theo tinh thần của tôi...được không? (cười) Là một người làm thơ, những vui buồn trong cuộc sống đều được tôi "tiếp nhận" với một "tấm lòng trân trọng" như nhau. Thậm chí đôi khi còn "nồng hậu" hơn với nỗi buồn nữa kìa! Mọi người không nghe Xuân Dịêu nói đó sao: "Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn!" Chẳng có gì mà cũng buồn được, thì sá gì cái buồn phải có?! Do vậy đối với tôi thuận lợi hay trở ngại trong công việc, trong cuộc sống cũng như việc Tái ông mất ngựa (Tái ông thất mã), tôi coi đó như một lớp phù sa nuôi dưỡng cảm xúc của mình.

. Với những điều đã đạt được, chị có suy nghĩ gì về vai trò gia đình trong từng bước đi của chị?

- Rất bình thường như bao người phụ nữ khác, tôi cũng sẽ trả lời rằng gia đình là điều quan trọng nhất đối với tôi. Tôi nảy lộc đâm chồi từ đó và cũng sẽ rơi rụng về đó, vun bón cho nơi đó. Tôi đã may mắn có một gia đình tuyệt vời và tôi luôn bằng lòng với cái mình có. Nghĩ về tương lai con cái, tôi nghĩ đến cái điều mà tôi có thể làm được cho chúng hơn là nghĩ đến cái điều mà chúng có thể làm được. Tôi mong con cái mình có được người cha, người mẹ mà chúng có thể tự hào. chúng có thể nghĩ về ngày Vu Lan báo hiếu với một tấm lòng thanh thản, không ray rứt lo âu.

. Còn chị? Chị cảm thấy thế nào trong ngày Vu Lan báo hiếu?

- Tôi nghĩ về người mẹ mất sớm của tôi. Hiểu rằng mọi điều đã muộn. Buồn! Tôi cầu mong cho tất cả những người con trên đời này đừng phải đứng trước một cảnh muộn màng khi báo hiếu với cha mẹ.

. Chị quan niệm về chữ "hiếu"? và nếu có được một điều ước chị sẽ ước điều gì?

- Có 3 lần tôi nói về chữ "hiếu" trong bài thơ Lời ru của tôi: "Ta mang chữ hiếu đèo bòng/ Món ngon vật lạ quả không đúng thời"..." Trót sinh con buổi trăng rằm/ Cho nên chữ hiếu như trăng khuyết tròn"... " Ta cầm chữ hiếu lay hoay/ Hiểu chưa kịp, sợ đến ngày trắng khăn!"...Đó là ba vấn đề mà tôi muốn nói đến khi nhắc về chữ hiếu. Nếu có một đìều ước cho những người thân của mình, tôi ước rằng mọi người đừng vì hoàn cảnh khó khăn mà đánh mất bản chất tốt đẹp (Phật tính) của mình.

. Cảm ơn chị và xin chúc chị đạt được những điều ước.
 
 Tuần báo Giác Ngộ số 83 ( ngày 29-8-2001)

Các bài khác cùng chủ đề:
 
 
Thông tin sáng tác
Thư viện văn
Thư viện thơ
Tìm hiểu Phật giáo
Ý kiến bạn đọc
Thông tin từ thiện
L
I
Ê
N
H

T
G
 
Links đọc web
Tuổi trẻ
Hội nhà văn VN
Vnexpress
VTV
HTV
Tuổi trẻ Cười
Đồng Tháp
Dưỡng sinh
Web tìm kiếm Google
THƯ VIỆN HOA SEN
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THIỀN TÔNG VIỆTNAM
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
BÁO GIÁC NGỘ
QUẢNG ĐỨC
BUDDHA SASANA
LOTUSMEDIA
PG NGUYÊN THỦY
DIỆU PHÁP ÂM
RỪNG THIỀN ĐẠT MA
PHÁP TẠNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NI GIOI NGAY NAY
PHÁP VÂN
SUỐI TỪ
TRUNG TÂM HỘ TÔNG
 
© by Thu Nguyet - All rights reserved.
Designed and developed by Nicestyle Co., Ltd.