Deprecated: Function session_register() is deprecated in /home/thunguye/public_html/functions.php on line 91
Thu Nguyet Personal Site - Văn Thu Nguyệt
 
T
R
A
N
G
C
H
Thơ Thu Nguyệt
Văn Thu Nguyệt
Nhật ký tác giả
Viết về tác phẩm TN
Phim về Thu Nguyệt
Tác phẩm Đặng Ca Việt
 
 
Giới thiệu
Ai ơi về
ĐỒNG THÁP MƯỜI...
ĐỊA CHỈ
QUÁN CƠM CHAY
QUÁN ĂN CHAY

Quảng Cáo
Khu nghỉ dưỡng & điều trịỊ
THIỀN TÂM
Văn Thu Nguyệt - Ý KIẾN
Nhà văn nữ có khả năng

Nhà văn nữ có khả năng

cần quyết tâm hơn với nghề

Thu Nguyệt

Tôi phải nhấn mạnh câu “có khả năng” bởi nếu không có khả năng thì dẫu quyết tâm mấy cũng không hiệu quả. Người không có khả năng mà cố đánh đổi thì mất cả chì lẫn chài, người có khả năng mà không quyết tâm “hạ thủ công phu” thì rất uổng phí.

Nhìn lại toàn bộ gia sản văn học của ta từ xưa đến nay, những tác phẩm dài hơi, nặng ký hầu như chỉ do bàn tay đàn ông làm ra. Điều này không chỉ riêng ở nước ta, không chỉ riêng ngành ta, mà cả thế giới, các ngành sáng tác khác cũng thế, nữ giới chỉ đóng góp được một phần khiêm tốn. Phải nhìn nhận rằng giới nữ có những hạn chế về nhiều mặt, không thể hoàn toàn bình đẳng với nam giới, nhưng về chỉ số thông minh hay khả năng sáng tạo – nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật – các nhà khoa học đã cho biết rằng không có căn cứ nào chứng minh được là nữ giới kém thua nam giới. Thế thì tại sao phần đóng góp này của nữ giới lại khiêm tốn? Có lẽ nguyên do đầu tiên nằm ngay trong quan niệm về sự nghiệp của người phụ nữ. Khách quan là do định kiến xã hội dẫn đến chủ quan là do người phụ nữ đã bị định kiến ấy ăn sâu vào tư tưởng. Ngày nay, Khi xã hội đã có cái nhìn bình đẳng hơn đối với phụ nữ, phụ nữ đã biết “vùng lên”, nhưng hình như đa số những cuộc vùng lên ấy vẫn còn … rất phụ nữ (!) vẫn là những hình thức, hô hào bên ngoài, chưa thoát ra khỏi được “vùng phủ sóng” của của những định kiến đã ăn sâu tận tiềm thức tâm hồn từ bao đời. Không riêng gì phụ nữ, ngày nay cái từ “tự tin” thường bị sử sụng không đúng chỗ, có những cái chỉ là sự ngang bướng hoặc ảo tưởng thì lại được khoác cái áo là tự tin, còn những điều cần tự tin thì lại đem trói vào cái từ “nữ tính”.

Vài thập kỷ nay, trên thế giới, những nhà văn nữ đã xuất hiện khá nhiều và đã đạt được những giải thưởng, những kỷ lục cao. Ngay bên cạnh ta, cô láng giềng Trung Quốc gần đây cũng đã có những cây bút nữ làm cánh đàn ông phải nghiêng mình. Ở Việt Nam, nhà văn nữ cũng đã có được một chỗ đứng – dù khiêm tốn nhưng vẫn thấy rõ bóng dáng đặc sắc – trên văn đàn. So với các nghề khác (như nhạc sĩ chẳng hạn) thì tỉ lệ những cây bút nữ của ta khá vượt trội. Thế nhưng, với số đông người cầm bút như thế, đáng ra chúng ta có thể tạo được những tác phẩm bề thế hơn nhiều. Có lẽ đã đến lúc các nhà văn nữ có khả năng của chúng ta nên nghĩ đến việc đầu tư, chú tâm nhiều hơn vào tác phẩm. Tôi thấy đa số các chị em hay phát biểu trên báo chí đại khái là nói chỉ coi văn chương là chuyện phụ, là nghề tay trái, là chuyện chẳng đặng đừng..v.v…, hình như rất ít chị em nói rằng chuyện đầu tư cho tác phẩm là điều quan trọng trong cuộc đời mình. Không chỉ riêng nhà văn nữ, một số các nhà văn nam cũng hay phát biểu như thế. Đây là thái độ e dè thiếu bản lĩnh, hay nói một cách bình dân hơn thì đó là sự “thủ thế” hơi thiếu quân tử, (thà rằng ta nói ta làm chơi mà nếu có ăn thiệt thì sự ngưỡng mộ của mọi người đối với ta càng cao, chớ nếu ta bảo ta làm thiệt - thực sự thì có cố công làm rất thiệt - mà rủi làm không có ăn thiệt thì sẽ … bị quê! Cho nên cứ phát biểu thủ thế như vậy cho chắc ăn!) Không yêu, không hết lòng với văn chương thì làm sao mà văn chương chẳng phụ ta?

Ngoài việc quyết tâm với nghề, nhà văn nữ có khả năng nên có ý chí làm tác phẩm dài hơi, công trình lớn. Khi cầm trên tay quyển Vạn Xuân của nữ nhà văn Pháp: Yveline Féray, tôi thấp thoáng có một cảm giác như chúng ta – những nhà văn Việt Nam, con cháu của Nguyễn Trãi - có lỗi! Khi nhìn những quyển Harry Potter của nữ nhà văn Scotland: Joanne Kathleen Rowling trên giá sách của các con mình, tôi thấy nể phụ nữ nước ngoài quá đỗi! Nói thế, không phải là tôi không cảm phục các nhà văn nữ của ta. Nhìn lại gia tài của chị Nguyễn Thị Minh Ngọc, tôi phục lăn quay sức làm việc của chị. Đọc Thảo Hảo, tôi cứ mong chờ được đọc tiếp Phan Thị Vàng Anh. Tôi biết trong số các chị em chúng ta còn có rất nhiều những cây bút có khả năng, nhưng hình như các chị, các bạn chưa hết lòng, quyết tâm với nghề, lớp bụi a-ma-tơ vẫn phủ trên những trang giấy của các nhà văn nữ.

Có lẽ một trong những cái khó nhất của nhà văn nữ, đó là là sự loay hoay với quỹ thời gian. Chúng ta lúng túng, nhập nhằng, không cương quyết giải quyết, sắp xếp cho mình một quỹ thời gian hợp lý. Chúng ta hiểu chưa đúng mức về cái mà chúng ta thường vô tư, hồn nhiên, tự hào gọi là “thiên chức”. Đàn ông cũng có những thiên chức tối hậu, nặng nề không kém, nhưng các ông đâu có kêu ầm lên, đổ thừa “tại… bị…”… đủ thứ léo nhéo như chúng ta. Thôi thì đã có “thiên chức”, chúng ta hãy cố gắng bộc lộ… “thiên tài” (nếu có) để vừa hoàn thành “thiên chức” nhưng cũng vừa phát huy hết khả năng của mình, đóng góp cho đời như mọi người, để cho cái vấn đề “bình đẳng” với cánh đàn ông không chỉ là sự kêu gọi, xin xỏ… mà chính chúng ta phải vứt lại chiếc dép ưu đãi và chững chạc, đàng hoàng bước vào cuộc đời với hành trang, với tài khoản là những sản phẩm mà khả năng chúng ta có được và thâm canh được.

 

 


Các bài khác cùng chủ đề:
 
 
Thông tin sáng tác
Thư viện văn
Thư viện thơ
Tìm hiểu Phật giáo
Ý kiến bạn đọc
Thông tin từ thiện
L
I
Ê
N
H

T
G
 
Links đọc web
Tuổi trẻ
Hội nhà văn VN
Vnexpress
VTV
HTV
Tuổi trẻ Cười
Đồng Tháp
Dưỡng sinh
Web tìm kiếm Google
THƯ VIỆN HOA SEN
ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
THIỀN TÔNG VIỆTNAM
THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
BÁO GIÁC NGỘ
QUẢNG ĐỨC
BUDDHA SASANA
LOTUSMEDIA
PG NGUYÊN THỦY
DIỆU PHÁP ÂM
RỪNG THIỀN ĐẠT MA
PHÁP TẠNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
NI GIOI NGAY NAY
PHÁP VÂN
SUỐI TỪ
TRUNG TÂM HỘ TÔNG
 
© by Thu Nguyet - All rights reserved.
Designed and developed by Nicestyle Co., Ltd.